Phú Quốc là thành phố biển đảo đầu tiên của cả nước có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh… ; nằm trong vùng biển Tây Nam của Tổ quốc với diện tích tự nhiên hơn 593 km².
Trước năm 1975, trong kháng chiến đánh đuổi kẻ thù xâm lược, cũng như nhiều địa phương khác trên đất “Nam bộ thành đồng”, đảo Phú Quốc thấm đẫm máu đào, nước mắt và sự hy sinh, mất mát của bao lớp cha anh chiến đấu anh dũng giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Nơi đảo ngọc Phú Quốc, những chiến sĩ cách mạng “Tù binh Cộng sản” không thể nào quên chế độ tù đày tàn ác, dã man của thực dân, đế quốc; ám ảnh bởi Trại giam Căng Cây Dừa, Trại Huấn chính Cây Dừa, Trại giam Tù binh Cộng sản Việt Nam – Phú Quốc được gọi là “Địa ngục trần gian”.

Nhà tù Cây Dừa Phú Quốc
Nhân kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về”, nhiều chiến sĩ cách mạng là cựu tù binh năm xưa trở lại thăm đảo Phú Quốc với nhiều cảm xúc. Ông Đinh Duy Điệp, Ủy viên Ban liên lạc Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày Việt Nam, Trưởng Ban liên lạc Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tỉnh Ninh Bình xúc động chia sẻ, tháng 3/1973 của thế kỷ trước, Hiệp định Paris được ký kết, hai bên trao trả tù binh; trong đó có tù binh Trại giam Tù binh Cộng sản Việt Nam – Phú Quốc nằm trên đảo Phú Quốc. Đây cũng là thời điểm kết thúc sự tồn tại của “Địa ngục trần gian”. Thoát khỏi ngục tù, nhiều cựu tù binh tiếp tục bước vào cuộc chiến đấu mới, tiếp bước quân hành, góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trại giam Tù binh Cộng sản Việt Nam – Phú Quốc là trại giam lớn nhất của Mỹ – Ngụy ở miền Nam Việt Nam, giam giữ hơn 40.000 tù binh là các chiến sĩ yêu nước và dân thường bị bắt trong các cuộc chiến đấu, càn quét ở khắp các tỉnh, thành miền Nam. Với 7 năm hoạt động (1967 – 1973), áp dụng hơn 40 hình thức tra tấn dã man đối với tù binh, nơi đây đã giết hại hơn 4.000 người. Số người còn sống trở về hầu hết mang thương tật suốt đời, đau yếu bởi di chứng của đòn roi tàn bạo trong lao tù.

Hồi ức nhà tù Phú Quốc
Ông Dương Minh Phú, (cựu tù binh Trại giam Tù binh Cộng sản Việt Nam – Phú Quốc đến từ tỉnh Phú Thọ) nhớ lại, kẻ địch đày ông ra đảo Phú Quốc nhốt 2 năm ở nhà tù này. Tại đây, ông bị nhốt 7 ngày trong chuồng cọp do cùng đồng đội đấu tranh tuyệt thực để chống lại sự đàn áp của quân cảnh. Hôm nay, nhìn lại khu biệt giam phân khu 2 cũ đã giam cầm, đày đọa những chiến sĩ Cộng sản cách đây hơn 50 năm trước, ông không cầm được nước mắt.
Trại giam Tù binh cộng sản Việt Nam – Phú Quốc là bằng chứng về tội ác dã man của bọn thực dân, đế quốc và tay sai. Nơi đây, trong cảnh đen tối của “Địa ngục trần gian” lại rực sáng lên màu đỏ tươi của ngọn lửa yêu nước, tấm gương đấu tranh kiên cường, bất khuất của những chiến sĩ cách mạng, của nhân dân. Đây là những tấm gương anh hùng cách mạng, khí phách Việt Nam, góp phần tô thắm thêm những trang sử hào hùng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhà tù Phú Quốc
Đến từ tỉnh đất Tổ Hùng Vương (Phú Thọ), ông Xuân Điền (cựu tù binh Trại giam Tù binh Cộng sản Việt Nam – Phú Quốc) bồi hồi kể lại, kết nạp Đảng được 19 ngày, ông bị địch bắt đưa ra trại giam Phú Quốc. Ở đây 2 năm, ông được tổ chức Đảng giao cho việc đào hố để chôn can nhựa 5 lít đựng gạo rang phòng khi tuyệt thực đấu tranh lấy lên ăn cầm hơi. Tại đây, ông đã chứng kiến, tiếc thương đồng chí, đồng đội bị kẻ địch tra tấn, đánh đến chết. Điều này ám ảnh ông đến hôm nay. Từ khi được trao trả vào tháng 3/1973 đến nay, đây là lần thứ 5 trở lại Phú Quốc và lần nào ông cũng khóc.
Có thể bạn quan tâm các dự án bất động sản Phú Quốc sắp mở bán:
Dự án Park Town Phú Quốc – Nhà phố & Biệt thự Compound Búng Gội